Hệ thống chăm sóc khách hàng quyết định lớn đến khả năng mua hàng của khách (tỉ lệ chuyển đổi). Đây cũng là công việc có tầm quan trọng trong việc quyết định thành bại của sản phẩm/dịch vụ. Nếu muốn bán hàng thành công, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống chăm sóc khách bài bản, tỉ mỉ.
Một số lợi ích của việc xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng bao gồm:
1. Giúp tạo ra trải nghiệm nhất quán cho người dùng
Việc xây dựng một hệ thống chăm sóc khách hàng bài bản và chi tiết để doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Mỗi khách hàng sẽ có những cảm xúc khác nhau nên rất khó có thể để làm vừa lòng tất cả. Tuy nhiên một hệ thống chăm sóc khách hàng bài bản và chi tiết từ khâu trước bán đến sau bán hàng chính là để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến trải nghiệm của khách. Việc tạo ra được trải nghiệm nhất quan cho người dùng cũng giúp doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh chỉn chu và chuyên nghiệp.
2. Giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng
Chăm sóc khách hàng tốt, giúp khách hàng có trải nghiệm tốt tất nhiên sẽ giúp kéo gần khoảng cách và xây dựng một mối quan hệ bền vững. Việc chăm sóc khách hàng tốt, đặc biệt là chăm sóc khách hàng sau bán tốt sẽ giúp doanh nghiệp tích lũy được tệp khách hàng trung thành. Tệp này sẽ vừa là khách hàng, vừa là người bán giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số hiệu quả.
3. Tiền đề cho quy trình chăm sóc khách sau mua hiệu quả hơn
Muốn hoàn thiện thì trước đó cần có tiền đề. Việc xây dựng một quy trình cụ thể và sau đó rút kinh nghiệm cũng như bổ sung sau mỗi đợt khách hàng sẽ giúp hoàn thiện hơn hệ thống. Từ sau đó, việc chăm sóc những khách hàng về sau sẽ hiệu quả cũng như dễ dàng hơn rất nhiều.
4. Hỗ trợ kiểm soát tiến độ công việc
Có một quy chăm sóc khách hàng cụ thể sẽ giúp người bán cũng như doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát được tiến độ công việc tốt hơn. Người bán hàng nắm rõ được từng bước phải làm, tránh vướng phải tình trạng quy trình lộn xộn không biết cái nào nên làm trước, cái nào làm sau. Nhịp độ công việc và tiến độ công việc tốt giúp làm việc hiệu quả hơn.
5. Xác định các bước yếu kém để điều chỉnh cải thiện
Khi đã rõ ràng từng bước trong quy trình, chúng ta cũng sẽ rất dễ phát hiện được lỗi ở từng giai đoạn nếu có bất kỳ vấn đề nào phát sinh. Ví dụ tỉ lệ chuyển đổi từ data lạnh lên mức khách hàng tiềm năng thấp vậy vấn đề sẽ là ở khâu telesale. Hay nếu lượng khách hàng hủy cuộc hẹn cao thì tức là bạn đang gặp vấn đề ở khâu trao đổi thông tin, chăm sóc khách hàng trước bán. Chỉ khi tìm được nguyên nhân cụ thể, người bán hàng và doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh và hoàn thiện hơn hệ thống chăm sóc khách hàng của mình.
>>> Gợi ý xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp